Nhập Môn Đọc Viết Chữ Hán

Giáo trình có những đặc điểm sau:

  1. Chú trọng lặp lại. Phối hợp chặt chẽ với nghe nói, thống nhất chủ đề và từ mới. Giáo trình đọc viết, nghe nói kết hợp chặt chẽ với nhau kể cả hình thức và nội dung, dung nạp lẫn nhau, từ vựng và ngữ pháp hỗ trợ cho nhau, nội dung giáo trình đọc viết cũng cũng rất linh hoạt khi kết hợp hỗ trợ với giáo trình nghe nói, giúp học sinh kịp thời ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả.
  2. Nhận mặt chữ và đọc là ưu tiên hàng đầu. Mỗi bài đọc viết ngoài từ mới ra còn một loạt chữ mới, mức độ khó dễ và tần suất xuất hiện của chữ mới ở trong bài được phân thành hai loại: loại thứ nhất yêu cầu biết đọc, có thể nghe, nói, biết viết; loại thứ hai yêu cầu đầu tiên phải nhận được mặt chữ và biết đọc, bước đầu nghe nói, học một thời gian sau đó mới học viết, để giảm bớt tâm lý ngại học chữ Hán của những người mới bắt đầu học.
  3. Luyện tập phong phú, đề tài đa dạng. Mục tiêu luyện tập của từng bài rất rõ ràng, thứ tự từ dễ đến khó. Đầu tiên dạy học sinh nhận biết mặt chữ và đọc, sau đó bồi dưỡng khả năng đọc thuộc câu mẫu và đoạn văn mẫu. Cuối cùng luyện tập nâng cao để bồi dưỡng khả năng viết cho học sinh… Phần câu hỏi kết hợp với câu hỏi thi của HCK mới bậc 4, từ dễ đến khó, hình thức rất phong phú đa dạng.
  4. Thiết kế giáo trình thể hiện sự liên kết giữa giáo trình và quá trình dạy học. Từ mới và chữ mới trong bài, từ trọng điểm và câu đàm thoại mẫu, đều có thể vừa làm thành bài luyện tập nghe nói, vừa làm thành khâu luyện tập trước khi đọc thuộc. Căn cứ vào tình hình thực tế của người mới học Hán ngữ, về cơ bản mỗi bài khóa phân ra hai đoạn, xoay quanh một đề tài với nhiều góc độ khác nhau, mang tính ứng dụng cao, song cũng rất hấp dẫn lý thú, có thể nâng cao khả năng đọc, trình độ đọc hiểu cho học sinh. Trong giai đoạn nhận biết mặt chữ, đọc và giai đoạn đọc hiểu đoạn văn, có thể yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau mỗi bài học.

Shop Sách Ngoại Ngữ xin trân trọng giới thiệu!